Hướng dẫn lắp đặt cổng trục

Cổng trục là thiết bị nâng hạ thiết yếu thường được sử dụng trong các cơ sở, nhà xưởng công nghiệp. Quá trình lắp đặt cổng trục thường có 4 bước chính: Chuẩn bị trước khi lắp đặt, lắp đặt đường ray, lắp ráp các bộ phận và kiểm tra thử tải. Sau đây là quy trình lắp đặt cổng trục chi tiết chi tiết:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi lắp đặt

Trước khi lắp đặt cổng trục cần phải thực hiện một số bước quan trọng như:

-Đánh giá vị trí lắp đặt: Việc kiểm tra kỹ lưỡng vị trí lắp đặt là điều quan trọng. Các yếu tố như độ lún của nền đất, không gian nơi lắp đặt, các yếu tố xung quanh nơi lắp đặt,... cần được kỹ sư có kinh nghiệm đánh giá để lên kế hoạch lắp đặt phù hợp.

-Chuẩn bị kỹ các thiết bị cần thiết: Trước khi lắp đặt cổng trục, cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị để lắp đặt như cần cẩu, máy hàng, xe nâng,...

-Chuẩn bị nhân sự: kỹ sư, thợ điện, thợ hàn,.. cần có mặt đầy đủ để thực hiện lắp đặt cổng trục theo kế hoạch sẵn có. Nhằm đáp ứng đúng tiến độ công trình đã đề ra trước đó theo kế hoạch.

Bước 2: Lắp đặt đường ray

Lắp ráp đường ray cầu trục gồm các bước cơ bản sau:

lap-dat-duong-ray-cong-truc

Bước 3: Lắp đặt  cổng trục

1.Lắp đặt palang với dầm chính

Palăng điện có nhiệm vụ nâng hạ tải được lắp đặt vào dầm chính. Palăng phải được căn chỉnh chính xác, được kiểm tra kỹ càng để vận hành trơn tru trước khi đi vào hoạt động.

lap-dat-palang

2. Lắp đặt hệ điện ngang cổng trục

lap-dat-he-dien-ngang

3. Lắp đặt dầm chính và chân cổng trục

lap-dat-chan-cong-truc

lap-dat-chan-cong-truc1

4. Lắp đặt và đấu nối các thiết bị điện

lap-dat-thiet-bi-dien

Tất cả các kết nối điện cần thiết, bao gồm nguồn điện, bảng điều khiển, công tắc giới hạn và hệ thống dừng khẩn cấp đều được thiết lập và kiểm tra để đảm bảo hoạt động đúng. Sau đó kiểm tra kết nối.

Xem thêm: Lắp đặt cầu trục cho nhà xưởng chất lượng cao

Bước 4: Kiểm tra tải, thử tải và hoàn thành lắp lắp đặt cổng trục

Sau khi kết cấu cổng trục được lắp ráp hoàn chỉnh, quy trình thử tải sẽ được tiến hành để đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn. Quá trình kiểm tra - thử tải bao gồm: 

-Kiểm tra bên ngoài cổng trục: Kiểm tra toàn bộ kết cấu của cổng trục, kiểm tra các mối hàn, bulong, bôi trơn,...

-Thử tải tĩnh

-Thử tải động

-Đánh giá hiệu suất: Đánh giá hiệu suất của cổng trục trong quá trình thử tải.

-Xác minh an toàn: Xác minh hoạt động của các thiết bị an toàn, hệ thống phanh khẩn cấp, công tắc giới hạn hành trình, cơ chế điều khiển của cổng trục để đảm bảo các thiết bị trên hoạt động chính xác trong quá trình thử tải.

-Lập biên bản kiểm tra: Ghi lại kết quả kiểm tra trong quá trình tải, bao gồm trọng lượng tải, thời gian và bất kỳ vấn đề nào quan sát  nào được thực hiện trong quá trình kiểm tra thử tải. Tài liệu này sẽ phục vụ cho việc bảo trì và kiểm tra an toàn trong tương lai.

Việc lắp đặt cổng trục cần phải lập kế hoạch cẩn thận, thực hiện chính xác và tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn trong quá trình thực hiện. Các quy trình cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào thiết kế, tải trọng, chế độ làm việc và tình hình thực tế của cổng trục. Trong quáas trình lắp đặt cần phải có sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật có trình độ và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn, các quy định về an toàn để đảm bảo quy trình lắp đặt nhanh chóng, thành công và an toàn. 

Bài trước Bài sau

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.