Các lỗi hỏng hóc thường gặp ở cầu trục, cổng trục

Cầu trục, cổng trục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các quy trình sản xuất của nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Góp phần thúc đẩy quá trình xử lý vật liệu hiệu quả hơn và đơn giản hoá các hoạt động nâng hạ. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng với tần suất cao, cùng với việc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và thường xuyên tải nặng. Các thiết bị của cầu trục, cổng trục rất dễ gặp trục trặc khi vận hành, gây ra những thiệt hại nhất định, làm ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất của nhà xưởng. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu  thế kịp thời. Tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà xưởng hoặc làm thiết bị hư hỏng nặng hơn, gây mất an toàn khi vận hành và tiêu tốn thêm ngân sách sửa chữa.

Các lỗi thường gặp ở móc cẩu cầu trục

-Xuất hiện các vết nứt do mỏi: Các vết nứt có thể xuất hiện trên bề mặt của móc do thiết bị thường xuyên nâng hạ tải quá trọng lượng cho phép. Hoặc do móc cẩu được làm bằng vật liệu có chất lượng kém cũng có thể khiến móc bị biến dạng hoặc gãy. Điều này có thế dẫn đến tai nạn nghiêm trọng trong khi vận hành. Vì vậy nếu thấy có xuất hiện các vết nứt trên móc thì cần xử lý ngay.

-Móc bị mòn: Do thường xuyên sử dụng trong thời gian dài, móc cẩu có thể bị biến dạng và bị mài mòn nhiều ở phần nguy hiểm. Chuyển động và ma sát của dây cáp có thể tạo ra các rãnh lõm trên móc. Khi độ mở của móc vượt quá 15% kích thước ban đầu hoặc độ mòn phần nguy hiểm quá 10% kích thước ban đầu. Độ bền của móc sẽ bị suy yếu và có thể làm biến dạng móc.

-Biến dạng móc: nâng hạ quá tải thường xuyên hoặc làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao có thể gây biến dạng dẻo ở phần mở và uốn của móc.

loi-hong-cau-truc-cong-truc

Các lỗi thường gặp ở móc cẩu

Phương pháp khắc phục

-Trong trường hợp móc bị nứt thì cần thay thế ngay.

-Nếu độ mở của móc vượt quá 15% kích thước ban đầu và độ mòn phần nguy hiểm đạt 10% kích thước ban đầu thì cần loại bỏ phần móc cũ và thay thế. Nếu không vượt quá tiêu chuẩn trên thì có thể tiếp tục sử dụng. Nhưng cần theo dõi hoặc giảm tải khi nâng hạ. Lưu ý tuyệt đối không được phép sử dụng que hàn để sửa chữa rồi sử dụng lại.

-Trong trường hợp xảy ra biến dạng dẻo ở móc thì cần thay thế. Nếu thiết bị hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao thường xuyên hoặc trong các nhà máy luyện kim, những nơi có nhiệt độ trên 300 độ C thì có thể hàn tấm chắn nhiệt để bảo vệ móc.

Các lỗi thường gặp ở dây cáp thép 

-Dây cáp bị xoắn: Trong điều kiện làm việc bình thường, dây cáp ở hai bên của móc cẩu phải song song với nhau. Tuy nhiên, dây cáp có thể bị xoắn ở một hoặc cả hai bên do lắp đặt hoặc thay thế cáp không đúng cách.

-Dây cáp bị xoắn trên tang cuốn cáp: Tình trạng này xảy ra do thanh dẫn hướng cáp bị lỗi. Thanh hướng dẫn cáp được lắp đặt trên tang cuốn cáp và có chức năng đảm bảo dẫn hướng cho dây cáp, ngăn cho dây cáp không bị rối trong quá trình nâng hạ.

-Trong quá trình sử dụng, dây cáp thép cầu trục có thể có một số hiện tượng bất thường như đứt dây, đứt sợi, bị ăn mòn, biến dạng, mòn bề mặt dây,.. do chịu tác dụng của ngoại lực như ma sát, va đập, nén dẫn đến các hiện tượng trên.

-Xoắn: Là một dạng biến dạng vĩnh viễn của dây cáp thép do cáp bị xoắn cục bộ. Nếu phần cuối của dây cáp không được cố định, khi có lực căng dây cáp sẽ bị quay theo hướng ngược lại, là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng xoắn dây.

loi-hong-cau-truc-cong-truc-3

Các biểu hiện của dây cáp thép bị hỏng

Cách khắc phục sự cố

-Khi lắp đặt hoặc thay thế dây cáp cần chú ý lựa chọn loại dây có tính chống xoắn và phù hợp với tang cuốn cáp. Sử dụng kỹ thuật luồn dây đúng cách để tránh tạo ra ứng suất xoắn trong quá trình lắp đặt hoặc thay thế dây cáp. Trong trường hợp dây cáp thép bị xoắn trong khi vận hành. Cần tạm thời dừng mọi hoạt động nâng hạ và tiến hành giải phóng ứng suất bên trong của dây cáp bằng cách tháo khuyết cáp, điều chỉnh rồi lắp lại và cố định khuyết cáp. Trước khi tiếp tục vận hành, thực hiện kiểm tra nâng để xác nhận dây cáp không còn bị xoắn.

-Hướng dẫn cáp là bộ phận dẫn hướng cho dây cáp, dễ bị mài mòn do tần suất cọ xát nhiều giữa thanh dẫn hướng và dây cáp. Khi bị mài mòn quá nặng, hướng dẫn cáp sẽ không thể dẫn dây cáp đúng cách, khiến dây cáp bị vướng. Lúc này, cần thay thế hướng dẫn cáp mới để đảm bảo quá trình cuốn - nhả cáp diễn ra thuận lợi. Việc kéo tải, hoặc nâng lệch tải cũng khiến hướng dẫn cáp bị mòn nhanh hơn. Vậy nên, khi nâng hạ hàng hóa, cần giữ vật cần nâng vuông góc với palang.

Lỗi thiết bị điều khiển

Các lỗi thường gặp của bộ điều khiển thường là do tiếp xúc kém và tiếp điểm không đóng. Nguyên nhân của những vấn đề này là do 

-Bề mặt tiếp xúc bị oxy hoá nghiêm trọng

-Bộ phận trong điều khiển bị lỏng hoặc mòn

Những lỗi này thường gặp ở cả điều khiển từ xa và điều khiển có dây cho cầu trục, cổng trục.

Cách khắc phục các lỗi trên của điều khiển cầu trục là thay tay khiển khác.

loi-hong-cau-truc-cong-truc-1

Điều khiển dùng lâu trong môi trường bụi bẩn, nhiều dầu mỡ dễ bị oxi hoá các bề mặt tiếp xúc, gây hỏng hóc.

Các lỗi thường gặp ở phanh cầu trục 

-Lỗi khi phanh: được biểu hiện bằng khoảng cách phanh bị trượt khi phanh cầu trục, khoảng cách trượt vượt quá 80mm.

-Không thể nhả phanh: Những nguyên nhân chính của hiện tượng này gồm bản lề bị kẹt; có không khí hoặc thiếu dầu trong van thuỷ lực hoặc trong xi lanh thuỷ lực; lò xo quá đàn hồi; có nhiều bụi bẩn bám trên má phanh; cháy cuộn dây chỉnh lưu và linh kiện chỉnh lưu, gây lỗi trong mạnh của thiết bị.

-Giảm momen phanh: Do má phanh bị mòn, lỗ bản lề trên khung phanh bị mòn nghiêm trọng và lò xo chính bị giãn, kém đàn hồi.

Các biện pháp khắc phục lỗi

-Những hư hỏng ở phanh cầu trục có thể là do khe hở phanh quá lớn, có dầu trên bề mặt ma sát, bề mặt ma sát bị mài mòn. Khe hở phanh có thể khắc phục bằng cách siết  nhẹ đai ốc. Nếu lò xo bị giãn thì cần thay thế. Nếu phanh bị mòn và không thể đảm bảo khoảng hở phanh hợp lý thì cần phải thay vòng phanh. 

 -Đối với trường hợp có không khí hoặc thiếu dầu trong phanh thuỷ lực, cần loại bỏ không khí thừa và thêm dầu. Điều chỉnh lò xo. Vệ sinh đĩa phanh, ưu tiên dùng dầu hỏa để vệ sinh. Thay thế linh kiện bị cháy, kiểm tra mạch điện.

-Thay thế kịp thời nếu má phanh bị mòn quá 50% độ dày ban đầu và thay các chốt có độ mòn trên 5%. 

-Thay thế hoặc sửa lò xo bị giãn, gia công bề mặt của đĩa phanh, điều chỉnh khe hở.

Các lỗi thường gặp ở bộ phận giảm tốc

-Rò rỉ dầu: Thường xảy ra khi bề mặt của bộ giảm tốc không nhẵn. Do vỏ bị va đập đến biến dạng hoặc bu lông liên kết bị lỏng cũng có thể làm rò rỉ dầu.

-Trục trặc về bánh răng: Trong quá trình vận hành, bánh răng có thể bị gãy và mòn do sử dụng lâu dài.

-Gãy trục: Xảy ra khi trục của giảm tốc chịu lực uốn và bị gãy.

loi-hong-cau-truc-cong-truc-2

Hộp giảm tốc bị rò rỉ dầu, va đập làm biến dạng vỏ

>>> Xem thêm: 8 điều cần biết để kéo dài tuổi thọ cầu trục

Các biện pháp khắc phục cho bộ phận giảm tốc

-Sửa chữa hoặc thay thế nếu vỏ động cơ giảm tốc bị biến dạng nghiêm trọng.

-Thay thế vòng bi

-Thay thế bánh răng

Lỗi thường gặp ở hệ thống điện cầu trục, cổng trục

-Lỗi động cơ: momen khởi động động cơ nhỏ, không khởi động được hoặc có âm thanh bất thường.

-Lỗi đường ray điện: Khi hệ thống điện có vấn đề thì vấn đề chính thường do lỗi của đường ray dẫn điện. Chẳng hạn như: mất điện do đường ray điện bị biến dạng làm chổi lấy điện không thể di chuyển; má chổi lấy điện bị mài mòn; độ rung của đường ray điện quá lớn trong quá trình làm việc làm chổi than bị mài mòn nhanh hơn,..Những điều trên xảy ra do lắp đặt đường ray điện chưa phù hợp, nhiệt độ môi trường quá cao làm các bộ phận của ray điện bị giãn nở không đều, chổi tiếp điện bị lắp đặt lệch vị trí hoặc lắp đặt không đúng cách,...

-Lỗi contactor: thường do contactor bị cháy, bị đứt dây; dính tiếp điểm nút On-Off, cơ cấu đóng mở không hoạt động hoặc bị chập chờn; cháy vỏ contactor,..

-Lỗi điện trở: Dây điện trở bị đứt, dẫn đến hở mạch roto; nối đất bằng điện trở, làm mất cân bằng dòng điện roto. 

Biện pháp bảo trì, sửa chữa hệ thống điện

-Kiểm tra xem nguồn điện ba pha của động cơ bằng đồng đồ đo điện. Xem xét thiết bị có bị sụt áp, thiếu pha,vv.. hay không. Kiểm tra chổi than, dây điện, điện trở có còn bình thường không? Trục hoặc ổ trục động cơ có bị mòn hay hư hỏng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi hỏng ở động cơ. Cần kiểm tra các bộ phận của động cơ để xác định nguyên nhân và tiến hành bảo trì, sửa chữa, thay thế linh kiện bị hư hỏng.

-Tăng cường kiểm tra các bộ phận dễ bị hỏng, mòn của hệ thống ray điện. Tiến hành điều chỉnh và thay thế những bộ phận bị hỏng, mòn của hệ thống ray điện như chổi tiếp điện, ray điện. Đối với ray điện được lắp đặt ngoài trời hoặc lắp đặt trong môi trường có nhiệt độ cao có thể lắp thêm mái che hoặc tấm chắn nhiệt.

-Thường xuyên tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng cho các bộ phận điện trong tủ điện. Điều chỉnh hoặc thay thế các thiết bị bị hỏng kịp thời.

-Thường xuyên kiểm tra điện trở xem có bị nóng hoặc đứt dây không? Đồng thời thường xuyên kiểm tra điện trở cách điện của roto và dòng điện roto ba pha có cân bằng không?

Sau một thời gian sử dụng, một số bộ phận của cầu trục, cổng trục và palang chắc chắn sẽ bị hao mòn. Các lỗi thường gặp thường là ở những bộ phận như:

-Lỗi điều khiển: bộ điều khiển từ xa

-Lỗi phanh: Lò xo nén, lò xo chính, lò xo phụ, trục gá, vòng phanh, má phanh, đĩa phanh.

-Lỗi hộp giảm tốc: bánh răng, vòng bi, miếng đệm, hộp giảm tốc.

-Lỗi hệ thống điện: roto động cơ, ổ trục, cuộn dây điện từ, cổ góp điện, chổi tiếp điện, má chổi than,..

-Các thành phần khác: Dây cáp, hưỡng dẫn cáp, móc cẩu, puly, bánh xe, rulo cuốn cáp,...

Cần thường xuyên kiểm tra và chú ý quan sát các bộ phận của cầu trục, cổng trục trước, trong và sau khi vận hành thiết bị. Để có thể sớm phát hiện và có biện pháp giải quyết nhanh chóng. Giúp đảm bảo tuổi thọ và an toàn khi vận hành cầu trục, cổng trục. Hi vọng những điều chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn trang bị được những kiến thức cơ bản về cầu trục, cổng trục và thiết bị nâng hạ. 

Bài trước Bài sau

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.