Chế độ làm việc của cầu trục, palang theo tiêu chuẩn FEM, ISO, ASTM HST

Bảng chế độ làm việc của cầu trục, cổng trục, Palang theo FEM, ISO giúp chủ doanh nghiệp, chủ xưởng, kỹ sư thiết kế lựa chọn cầu trục palăng phù hợp nhu cầu, điều kiện sử dụng.

Chọn cầu trục, Pa lăng phù hợp với yêu cầu công việc và điều kiện làm việc của công ty, nhà xưởng giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư, không thiếu, quá tải trọng.

Chế độ làm việc của cầu trục, Palang có thể theo các tiêu chuẩn sau: FEM (bộ tiêu chuẩn châu Âu về thiết bị nâng hạ), ASTM HST (American Society of Mechanical Engineers), ISO/ JIS hoặc TCVN 8590-5:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 4301-5:1991.

Chế độ làm việc của cầu trục theo FEM

Lựa chọn chế độ làm việc theo FEM cần chú ý hai tham số là thời gian hoạt động trung bình một ngày (gọi là t) và chế độ tải trọng. Thời gian hoạt động trung bình một ngày của cầu trục dựa trên các giả thiết. Còn chế độ tải trọng lựa chọn theo mô tả sau:

– Tải trọng nhẹ: Cầu trục thường xuyên hoạt động dưới mức tải cho phép, rất ít khi hoạt động đủ tải.

– Tải trọng trung bình:Cầu trục thường xuyên hoạt động với mức tải trung bình (40-60% tải trọng thiết kế), thỉnh thoảng hoạt động với đủ tải.

– Tải trọng nặng:Cầu trục hoạt động đầy tải với cường độ cao (80% thời gian hoạt động).

– Tải trọng rất nặng:Cầu trục luôn luôn hoạt động đầy tải với cường độ làm việc rất cao.

Bảng chế độ làm việc của cầu trục palang theo tiêu chuẩn FEM

>>>Xem ngay: Cầu trục do Thái Long thiết kế chế tạo đạt tiêu chuẩn FEM và TCVN 8590-5:2010

Dưới đây là bảng hướng dẫn lựa chọn chế độ làm việc của pa lăng cầu trục theo FEM

Các giả thiết tính toán

Tiêu chuẩn FEM dựa trên giả thuyết pa lăng làm việc trong 10 năm, thời gian làm việc trung bình mỗi ngày và mức tải. Từ bảng FEM giúp khách hàng lựa chọn palăng, cầu trục phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện sản xuất. Phần chu trình làm việc %ED và số lần khởi động của động cơ cần tìm hiểu kỹ hơn trên Google.

Hướng dẫn sử dụng bảng FEM

Để áp dụng bảng lựa chọn của FEM, đầu tiên cần xác định chế độ tải trọng cầu trục theo cột 1. Sau đó tính toán thời gian làm việc trung bình mỗi ngày của pa lăng cầu trục xem ở khoảng nào chiếu sang các cột bên phải, tiếp đến chiếu xuống hàng thứ 3 từ dưới lên sẽ biết cần cầu trục, palăng loại nào: 1Bm, 1Am hay 2m, 3m.

Ví dụ

– Nâng hạ vật nặng 3 tấn: Gọi là  Cầu trục 3 tấn 

– Tốc độ palang: 8m/phút (2 nhánh cáp)

– Chiều cao nâng hạ trung bình H=3m

– Số chu trình làm việc của palang N= 16/h

– Thời gian làm việc mỗi ngày T= 8h

– Mức tải: Nặng (phân biệt năng, nhẹ theo mô tả bên dưới)

Ta có cách tính như sau:

Thời gian làm việc trung bình t = (4 x H x N x T/ V x 60) hours (h) = (4 x 3 x 16 x 8/ 8 x 60) = 3.2 h (< 4 giờ)

Số lần khởi động mỗi giờ: Giả thuyết mỗi lần khởi động cần thêm 2 lần để khởi động so với bình thường.

F = 4 x 16 x 3 = 192/h Tức là < 300

Kết luận: Chọn palang có chế độ làm việc FEM 3M.

Chế độ làm việc của cầu trục, palang theo TCVN 8590-5:2010 tương đương với ISO 4301-5:1991

TT

Loại cần trục

Các điều kiện sửdụng

Nhóm chế độ làm việc của cần trục

Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu

Nâng tải

Di chuyển xe con

Di chuyển cần trục

1

Cần trục dẫn động tay

 

A1

M1

M1

M1

2

Cần trục ở phân xưởng lắp ráp

 

A1

M2

M1

M2

3a)

Cần trục phục vụ phân xưởng động lực

 

A1

M2

M1

M3

3b)

Cần trục phục vụ bảo dưỡng

 

A1

M3

M1

M2

4a)

Cần trục ở phân xưởng

Sử dụng ít, đều đặn

A2

M3

M2

M3

4b)

Cần trục ở phân xưởng

Sử dụng gián đoạn, đều đặn

A3

M4

M3

M4

4c)

Cần trục ở phân xưởng

Sử dụng căng

A4

M5

M3

M5

5a)

Cần trục phục vụ sân kho

Sử dụng ít, đều đặn, trang bị móc treo

A3

M3

M2

M4

5b)

Cần trục phục vụ sân kho

Sử dụng căng, trang bị gầu ngoạm hoặc nam châm điện

A6

M6

M6

M6

6a)

Cần trục phục vụ bãi thải phế liệu

Sử dụng ít, đều đặn, trang bị móc treo

A3

M4

M3

M4

6b)

Cần trục phục vụ bãi thải phế liệu

Sử dụng gián đoạn, đều đặn, trang bị gầu ngoạm hoặc nam châm điện

A6

M6

M5

M6

7)

Cần trục xếp dỡ tàu thủy

 

A7

M8

M6

M7

8a)

Cần trục xếp dỡ công te nơ

 

A5

M6

M6

M6

8b)

Cần trục bốc dỡ công te nơ lên bờ

 

A5

M6

M6

M4

9

Cần trục ở phân xưởng thép

     

9a)

Cần trục phục vụ thay trục cán

 

A2

M4

M3

M4

9b)

Cần trục vận chuyển kim loại lỏng

 

A7

M8

M6

M7

9c)

Cần trục phục vụ lò giếng

 

A7

M8

M7

M7

9d)

Cần trục phục vụ dỡ khuôn

 

A8

M8

M8

M8

9e)

Cần trục phục vụ xếp kho

 

A8

M8

M8

M8

10

Cần trục ở phân xưởng đúc

 

A5

M5

M4

M5

>>>Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng Palang đúng cách

Chế độ làm việc của cầu trục, pa lăng theo ASTM HST (American Society of Mechanical Engineers)

Tiêu chuẩn ASTM HST là viết tắt của American Society of Mechanical Engineers.

Chế độ làm việc của cầu trục, pa lăng theo tiêu chuẩn ASTM HST

Chú thích: K hệ số làm việc hiệu quả

Chế độ làm việc cầu trục, palang theo tiêu chuẩn ISO/ JIS

Chế độ làm việc cầu trục, palang theo tiêu chuẩn ISO/ JIS

Bảng tra tần suất hoạt động của Palang theo iso

Bảng tra tần suất hoạt động của Palang theo ISO

Thái Long

Bài trước Bài sau

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.