Quy định về phòng cháy chữa cháy nhà xưởng, doanh nghiệp và thủ tục xin cấp phép

Phòng cháy chữa cháy trong nhà xưởng doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc theo quy định pháp luật để được phép hoạt động và đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Quy định về phòng cháy chữa cháy trong nhà xưởng doanh nghiệp

Để đảm bảo an toàn PCCC, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy nổ gây ra chủ nhà xưởng, cơ sở sản xuất doanh nghiệp làm tốt các quy định PCCC như sau:

– Khi lắp đặt hệ thống điện, thiết bị tiêu thụ điện phải đảm bảo đúng quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, lắp đặt thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện trong nhà xưởng, kho hàng và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn. Không bố trí vật tư hàng hóa dễ cháy gần dây dẫn, bóng đèn, ổ cắm, cầu dao…

– Thẩm duyệt về PCCC đối với công trình xây dựng mới, cải tạo, thay đổi quy mô, tính chất hoạt động, nghiệm thu về PCCC trước khi đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng.

– Thành lập đội PCCC cơ sở có đủ lực lượng để duy trì và tăng cường công tác thường trực, tuần tra phát hiện cháy nổ, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC hướng dẫn thoát nạn và cứu người cho lực lượng này.

– Quy định về đội chữa cháy cơ sở

+ Dưới 10 người, tất cả người làm việc tại nhà xưởng, doanh nghiệp là thành viên đội PCCC cơ sở.

+ Từ 10 đến 50 người. Tối thiểu 10 người, có 1 đội trưởng, các đội phó.

+ Từ  50 đến 100 người: Tối thiểu 15 người có 1 đội trưởng và các đội phó.

+ Trên 100 người: Tối thiểu 25 người, có 1 đội trưởng và các đội phó.

+ Nếu có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập, theo ca thì mỗi bộ phận phân xưởng, ca có 1 tổ phòng cháy chữa cháy cơ sở có tối thiểu 5 đến 7 người trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó.

bảng nội quy phòng cháy chữa cháy

Bảng nội quy tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy trong nhà xưởng, doanh nghiệp

>>> Xem ngay: Những loại cầu trục dùng để nâng hạ vật nặng giúp tăng năng suất trong nhà xưởng, nhà máy

– Niêm yết nội quy PCCC biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy cơ về cháy nổ.

– Thường xuyên giám sát nhắc nhở cán bộ nhân viên thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về PCCC. Nghiêm cấm hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt (như thắp hương, hút thuốc, hóa vàng…) trong nhà xưởng kho hàng.

– Trang bị đủ phương tiện PCCC theo quy định thường xuyên kiểm tra duy trì hoạt động của hệ thống để đảm bảo sử dụng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC

– Bản sao Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh (công chứng).

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC (theo mẫu); Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.

– Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo.

– Bảng thống kê các phương tiện PCCC, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu.

– Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

– Danh sách những nhân viên đã qua huấn luyện về PCCC kèm theo Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

– Phương án chữa cháy của cơ sở.

Sau khi chuẩn hồ sơ PCCC đầy đủ đại diện cơ sở nhà xưởng công ty đến nộp hồ sơ tại trụ sở Phòng/Cục cảnh sát PCCC công an tỉnh/ thành phố.

giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy do Phòng/Cục cảnh sát PCCC công an tỉnh, thành phố cấp

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ cán bộ tiếp nhận viết giấy biên nhận trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại kịp thời.

Đến nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy tại trụ sở sau 5 đến 7 ngày làm việc.

Thái Long

 

Bài trước Bài sau

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.