Kiểm định cầu trục: Tiêu chuẩn, quy trình và bảng giá tham khảo

Hướng dẫn chi tiết hồ sơ, quy trình, tiêu chuẩn và bảng giá tham khảo khi kiểm định cầu trục để đưa vào sử dụng.

Cầu trục là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nên cần kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ trong quá trình sử dụng. Việc kiểm định cầu trục giúp phát hiện hư hỏng, thiếu an toàn để sửa chữa khắc phục giúp tận dụng tối đa công suất sử dụng.

1.Tiêu chuẩn áp dụng kiểm định cầu trục

– TCVN 4244:2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật

– TCVN 5206:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng

– TCVN 5207:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung

– TCVN 5209:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện

– TCVN 5179:90: Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn

– TCVN 9358: 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung

– TCXDVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

– QCVN 7: 2012/BLĐTBXH Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.

2.Quy trình kiểm định cầu trục

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị.

– Kiểm tra bên ngoài.

– Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải.

– Các chế độ thử tải- Phương pháp thử.

– Xử lý kết quả kiểm định.

Cầu trục phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng

>>>Xem thêm: Cầu trục: Định nghĩa, phân loại, các cơ cấu chính và quy trình lắp đặt

3.Các thiết bị dụng cụ kiểm định

– Thiết bị đo tải trọng thử (lực kế)

– Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: đo dộ dài, đo đường kính, đo khe hở.

– Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc vòng

– Thiết bị đo điện trở cách điện

– Thiết bị đo điện trở tiếp đất

– Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác (nếu cần): máy trắc đạc quang học (thủy bình, kinh vỹ), thiết bị xác định khuyết tật cáp, thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn.

4.Các hình thức kiểm định cầu trục

Kiểm định lần đầu

– Lý lịch, hồ sơ của cầu trục

– Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực

– Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực (nếu có)

– Bản vẽ chế tạo ghi đủ các kích thước chính

– Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.

– Hồ sơ xuất xưởng của thiết bị nâng kiểu cầu.

– Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn (Theo 3.1.2TCVN 4244 : 2005)

– Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn (Theo 3.3.4 TCVN 4244: 2005)

– Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.

– Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, điện trở cách điện động cơ, thiết bị bảo vệ (nếu có).

– Hồ sơ lắp đặt

– Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

Kiểm định định kỳ

– Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm

– Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước;

– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

cầu trục cần kiểm định trước khi đưa vào sử dụng

Sau 3 năm cầu trục đưa vào sử dụng sẽ được kiểm định định kỳ

>>>Xem thêm: Các loại cầu trục dầm đơn, dầm đôi do Thái Long trực tiếp thiết kế chế tạo

Kiểm định bất thường

– Trường hợp cải tạo, sửa chữa: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa;

– Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt;

– Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng (nếu có).

Đánh giá: Kết quả hồ sơ đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định của QCVN 7:2012/BLĐTBXH. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.

5.Quy trình kiểm định cầu trục

– Kiểm tra hồ sơ lý lịch cầu trục

– Kiểm tra bên ngoài, thử vận hành không tải. (Kiểm tra các thiết bị an toàn, các giới hạn định vị của cầu trục).

– Kiểm tra điện trở nối đất không được quá 4,0Ω , điện trở cách điện của động cơ điện không dưới 0,5 MΩ (điện áp thử 500V)

– Tiến hành thử tải tĩnh: Thiết bị nâng kiểu cầu (125%.tải làm việc) với mục địch: Kiểm tra độ võng theo nhà thiết kế hay biến dạng dư của kim loại và phanh cầu trục có bị trôi tải hay không, cáp nâng có chịu được tải.

Cầu trục nâng với tải trọng bằng 125% tải trọng cho phép, nâng lên độ cao khoảng 300mm, giữ độ cao này khoảng 10 phút sau đó kiểm tra độ võng của dầm chính. Nếu dầm chính không có biến dạng dư và độ võng của dầm chính phù hợp với tính toán thiết kế thì đạt yêu cầu.

– Tiến hành thử tải động: (110%.tải làm việc) vận hành 3 lần với mục địch:

 + Kiểm tra thắng có làm việc ổn định không.

 + Kết cấu thép có chắc chắn hay không.

Thử tải động: Quá tải 110% nhằm kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu cầu trục, hệ thống cột đỡ và đường chạy. Cho cầu trục di chuyển có tải với tải trọng nâng bằng 110 % tải trọng cho phép, tiến hành nâng hạ tải 3 lần theo hai chiều lên và xuống nếu tải trọng không trôi thì đạt yêu cầu. Cho palang di chuyển dọc dầm chính, cho cầu trục di chuyển dọc nhà xưởng. Nếu hệ thống làm việc ổn định, êm, nhẹ nhàng thì đạt yêu cầu.

>>>Xem ngay: Các loại Palang cáp điện, Palang xích điện, Palang mini

6.BẢNG GIÁ KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC – CỔNG TRỤC

Tải trọng dưới 3,0 tấn   700 nghìn VNĐ
Tải trọng từ 3,0 tấn đến 7,5 tấn   1,2 triệu đồng
Tải trọng trên 7,5 tấn đến 15 tấn    2,2 triệu đồng
Tải trọng trên 15 tấn đến 30 tấn   3 triệu đồng
Tải trọng trên 30 tấn đến 75 tấn   4 triệu đồng
Tải trọng từ 75 tấn đến 100 tấn   5 triệu đồng
Tải trọng trên 100 tấn    6 triệu đồng

 

>>>Xem thêm: Những ký hiệu cần biết khi vận hành thiết bị nâng hạ

Thái Long

Bài trước Bài sau

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.