Phanh thủy lực: Cấu tạo, lắp đặt và cách điều chỉnh phanh

Phanh thủy lực gồm hệ thống lò xo nén, guốc phanh và bầu phanh là thiết bị không thể thiếu trong cơ cấu truyền động của máy nâng như xe con, tời kéo, palang, cầu trục.

Con đẩy thủy lực của phanh thủy lực có thể điều chỉnh tốc độ và thời gian phanh làm quá trình phanh xả ra êm không bị giật có độ an toàn cao. Vì vậy phanh thủy lực dần thay thế các loại phanh đối trọng và phanh điện từ cũ.

Cấu tạo

– Hệ thống lò xo nén: Có thể chỉnh được lực ép để tăng momen phanh

– Guốc phanh gắn liền má phanh. Má phanh có thể thay thế khi bị mòn. Đường kính má phanh từ 100mm đến 800mm

– Bầu phanh: Phần động cơ bơm dầu thủy lực để mở phanh khi hoạt động. Bầu phanh có các chế độ làm việc liên tục, trung bình, nhẹ. Bầu phanh là bộ phận quan trọng nhất của phanh thủy lực quyết định đến tần suất làm việc và độ bền.

Cấu tạo phanh thủy lực YWZ 8

>Cầu trục: Định nghĩa phân loại, các cơ cấu chính và quy trình lắp đặt

Nguyên lý hoạt động

– Phanh thủy lực luôn làm việc ở trạng thái thường đóng, má phanh xiết chặt vào tang phanh nhờ hệ thống lò xo. Momen phanh mỗi loại phanh khác nhau nên tùy từng cơ cấu nâng hạ chọn loại phanh thủy lực phù hợp tốc độ và tải trọng.

Ví dụ với cơ cấu nâng hạ cửa van cần trang bị 2 phanh thủy lực có momen tương đương nhau để đảm bảo an toàn khi hãm trong thời gian dài. Nên có cơ cấu cần gạt để mở phanh bằng tay trong trường hợp mất điện hoặc sự cố với người vận hành.

– Bầu phanh làm việc song song với động cơ chính (động cơ nâng hạ). Khi cấp điện cho cơ cấu nâng hạ thì động cơ bơm thủy lực của phanh bơm dầu để mở phanh với áp lực dầu từ 80N.m đến 12.500N.m (cần kiểm tra lực đẩy của con đẩy thủy lực có dứt khoát và đủ lực không).

Tang phanh gắn trên trục động cơ chính mở ra giúp động cơ quay tự do. Khi cắt nguồn động cơ lực lò xo sẽ đóng má phanh lại, ôm chặt vào tang trên trục động cơ giúp động cơ dừng lại. Trường hợp thiếu dầu hoặc rò rỉ phớt hay các bộ phận khác của bầu phanh cần phải thay thế bầu phanh ngay.

Lắp đặt phanh thủy lực

– Phanh thủy lực được lắp ở đầu trục động cơ hoặc trục đầu vào của hộp giảm tốc. Đường kính tang trống và momen phanh phải phù hợp với cơ cấu nâng để không bị trôi tải khi nâng vật, sự cố bất ngờ hoặc mất điện.

– Momen phanh lớn phải lắp nhiều phanh thủy lực cùng làm việc hoặc kết hợp với phanh đĩa, phanh điện từ, phanh đuôi động cơ…

– Khi lắp phanh thủy lực phải đảm bảo mở phanh thì cơ cấu truyền động hoạt động nhẹ nhàng (quay được tang phanh nhẹ nhàng bằng tay). Không được lắp sai lệch hoặc chỉnh khe hở má phanh không đều làm cản trở hoạt động của động cơ gây cháy động cơ. 

Phanh thủy lực được lắp đặt trên tời kéo mặt đất 3 tấn

>>>Xem thêm: Các loại phanh thủy lực đường kính từ 100mm đến 800mm Thái Long trực tiếp phân phối

Cách điều chỉnh phanh thủy lực

Hành trình làm việc của phanh: Hành trình định mức = hành trình làm việc+hành trình nâng.

Lắp dọc: Nới lỏng các mũ ốc, 6, 7, 8, 10 vặn thanh 9, mở tay phanh, sau đó gá má phanh vào bám phanh.

Lắp ngang: Khi bánh phanh đã lắp vào động cơ, nới lỏng ốc 6, 7, 8,10, vặn thanh 9, lấy thanh kéo lò xo 5 và thanh kéo 9 ra, đặt ngược tay phanh vào, từ bên cạnh đẩy vào bánh phanh.

Các bước điều chỉnh phanh thủy lực

– B1: Nới lỏng hết mức lò xo sau đó vặn thanh kéo để phanh ở trạng thái đóng.

– B2: Vặn đế trục đẩy của bầu phanh nâng dần lên khi hành trình nâng đạt chiều dài H1 (xem trong bảng thông số phanh thủy lực) thì hoàn thành chỉnh hành trình làm việc. Sau đó má phanh mòn dần hành trình làm việc tăng làm chiều dài H1 giảm dần khi giảm H1 thấp nhất cần chỉnh lại phanh từ đầu.

– B3: Điều chỉnh momen lực phanh: Nới lỏng ốc 6 kẹp đầu vuông thanh kéo lò xo, vặn ốc 7 để lò xo đạt yêu cầu độ dài lắp ráp ghi trên mác của phanh, chỉnh xong vặn chặt ốc 6 và 7.

– B4: Điều chỉnh cự ly lùi của guốc phanh: Khi má phanh mở ra, chỉnh ppcs 1 để độ mở hai bên đều nhau và vặn chặt lại, nếu có trang bị tấm liên kết trái phải đều nhau. Khi vặn ốc 2 nên vặn chặt vừa phải để guốc phanh và phanh tự lựa vị trí.

Bảng thông số kỹ thuật phanh thủy lực YWZ4

Lưu ý khi sử dụng phanh thủy lực

– Phải kiểm tra định kỳ phanh thủy lực: Các chỗ ôm tiếp xúc của má phanh có mòn không, các ống có bị long, cơ cấu phanh làm việc có bình thường. Má phanh có ôm đều vào bánh phanh không, có dính dầu, vết xước bụi bẩn, khi má phanh mòn đến độ dầy tối thiểu phải thay má phanh.

– Má phanh phải thay thế khi: Má phanh mòn, hở không đều, mòn tới đinh vít giữ má phanh, bánh phanh bị mòn sâu quá 1mm, phanh có vết rạn nứt.

– Con đẩy thủy lực làm việc bình thường không, dầu có đủ không, có hiện tượng dò dầu không. Độ lẹch cho phép cần đẩy so với phương thẳng đứng khi làm việc không quá 150.

– Các trục chốt, trục tâm mòn quá 5%, độ ovan 0,5mm phải thay thế.

– Môi trường làm việc của phanh thủy lực không được có chất gây nổ, ăn mòn nghiêm trọng và nhiệt độ từ 20 đến 50 độ C.

 

Bài trước Bài sau

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.